Bài viết tham dự cuộc thi Trò chuyện với con - Giúp con khỏi lạc lối

28/07/2009

Chia sẻ bài viết:

Cha con tôi thường chia sẻ, trao đổi với nhau nhiều điều. Đôi lúc gặp chuyện buồn, tôi cũng thường kể với con. Khi thấy con ít nói, nằm thừ ra, là tôi biết cháu đang có tâm tư. Thỉnh thoảng hai cha con cùng rủ nhau đi uống cà phê hay vào nhà sách. Thay đổi không gian cũng là cách giúp những lần trò chuyện trở nên thú vị và bớt căng thẳng.

Tôi vẫn chưa quên, lúc con học lớp 9, xem phim sex với bạn. Được giáo viên chủ nhiệm cho biết, thú thực lúc ấy tôi hết sức bàng hoàng. Phải chi con học tập chểnh mảng, tụ tập bạn bè ăn chơi, phải chi nó hỗn láo với chị, không vâng lời cha mẹ... Một loạt các cụm từ "phải chi" ong ong trong đầu tôi. Sự thể cũng đã xảy ra rồi, giờ phải hành xử làm sao cho con hiểu vấn đề? Kể từ trưa hôm đó, tôi dành thời gian suy nghĩ, tìm cách trò chuyện với con một cách thân thiện nhất. Tuy nhiên, trước khi đề cập chuyện này, tôi đã căn dặn mẹ cháu cứ tỏ ra như chưa biết gì. Sau bữa cơm tối, tôi nói chuyện với con, cuối cùng cháu cũng hiểu ra vấn đề và đưa cho tôi hai đĩa phim sex đựng trong vỏ bìa, có hình một ca sĩ nổi tiếng.

Khi lên học THPT, cháu  lại bị một sự cố khác là da bao quy đầu bị phồng rộp, tôi cho cháu đi khám ở bác sĩ chuyên khoa da liễu. Khám xong, bác sĩ căn dặn riêng tôi, hãy để ý tới cháu, hiện tượng đó do thủ dâm gây ra, nên hướng dẫn cháu giữ gìn sức khỏe và vệ sinh.

Chỉ là những điều hết sức riêng tư của một gia đình, giữa ông bố và con trai, có thể việc quan tâm chăm sóc con phù hợp trong trường hợp này nhưng lại bị hạn chế trong hoàn cảnh khác. Tuy nhiên, việc hướng dẫn con là điều vô cùng cần thiết, nhất là với những chuyện nhạy cảm, để tránh sự "lạc lối" cho con.

 

Phạm Kim Sơn

Nội dung cần tìm
  • Tất cả
  • Giải pháp bảo hiểm
  • Dịch vụ khách hàng
  • Tin tức
  • Tuyển dụng

Có phải bạn muốn tìm về

Tìm kiếm của bạn gần đây

Bạn có thể quan tâm: